Khám phá thư viện tài nguyên hữu ích của chúng tôi

8 ý tưởng phát triển kinh doanh bền vững cho các cửa hàng bán lẻ

Phát triển bền vững trong ngành bán lẻ luôn là một mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Từ các mặt hàng đã qua sử dụng và đồ cũ, các loại bao bì ít tác động tới môi trường, các loại nguồn gốc mặt hàng có thể truy nguyên, mọi người đã trở nên ý thức hơn về việc lối sống và thói quen mua sắm của họ có gây ảnh hưởng đến trái đất - và họ mong đợi các doanh nghiệp cũng sẽ làm được điều này.

Các nhà bán lẻ phải thể hiện rằng họ đang lắng người tiêu dùng nghe một cách nhiêm túc và đưa ra được hành động rõ ràng.

Dưới đây là tám ý tưởng có thể tiếp thêm sức mạnh cho chiến lược phát triển bền vững của từng doanh nghiệp, thu hút nhiều người tiêu dùng hơn và giúp hành tinh phát triển.

1. Tìm kiếm các sản phẩm và thương hiệu bền vững hơn

Từ các thương hiệu giày dép Veja và Allbirds đến thương hiệu thời trang Reformation của LA, là các thế hệ doanh nghiệp mới đã và đang đặt ra tiêu chuẩn cho sự bền vững. Những công ty này đang dẫn đầu trong lĩnh vực thời trang môi trường và thu hút được lượng lớn người theo dõi nhờ khả năng kết hợp phong cách trẻ trung với tiêu chuẩn thân thiện với môi trường.

Bước tiến này không chỉ diễn ra trong ngành thời trang. Trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, các công ty độc lập mới đang tạo ra làn sóng mạnh mẽ bằng cách thu hút người tiêu dùng qua những tiêu chí đạo đức, tính minh bạch và mô hình kinh doanh bền vững. Thương hiệu sinh tố Innocent Drinks của Anh là một ví dụ tuyệt vời. Thương hiệu này đã tạo dựng được danh tiếng của mình về việc sản xuất đồ uống đơn giản, tự nhiên, tốt cho sức khỏe và cũng được chứng nhận là công ty nằm trong nhóm B (một cuộc kiểm toán tự nguyện do tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu B Lab thực hiện, nhằm đánh giá tác động của các công ty đối với môi trường).

Người tiêu dùng hiện nay đang tìm kiếm những thương hiệu bền vững, vì họ muốn chi tiền vào những mục đích tốt đẹp thay vì chỉ quan tâm tới lợi nhuận. Vì vậy doanh nghiệp cần phải nắm bắt được xu hướng của người tiêu dùng.

2. Sử dụng bao bì tái chế, tái sử dụng và phân hủy sinh học

Việc cấm sử dụng túi nhựa sử dụng một lần trong các siêu thị trên thế giới là một bước đi đúng hướng nhằm cắt giảm lượng tiêu thụ bao bì nhựa, loại bao bì được nhiều người công nhận là chất gây ô nhiễm môi trường chính. Nhưng các nhà vận động và người tiêu dùng đang thúc giục các nhà bán lẻ cần phải làm được nhiều hơn thế nữa. Theo một cuộc khảo sát của Nielsen Homescan, 88% người mua hàng đồng ý với ý kiến các nhà bán lẻ nên đưa ra nhiều biện pháp hơn nhằm giảm lượng bao bì nhựa được sử dụng trong các sản phẩm tạp hóa.

Chuỗi siêu thị lớn nhất của Vương quốc Anh Tesco đã cam kết sẽ loại bỏ một tỷ mảnh nhựa khỏi các sản phẩm của mình nhằm tìm cách giảm thiểu tác động đến môi trường và đáp ứng nhu cầu ít rác thải hơn của người tiêu dùng. Nằm trong kế hoạch thực hiện, túi giấy sẽ được sử dụng để thay thế các loại túi nhựa nhỏ thường được dùng để đóng gói trái cây rời, rau củ và các mặt hàng bánh mì. Với mục tiêu là cắt giảm tối đa lượng bao bì nhựa, các loại nắp phụ trên sản phẩm, khay nhựa đựng đồ ăn sẵn, giấy gói quần áo và thiệp chúc mừng cũng sẽ được thay thế.

Siêu thị không sử dụng đồ nhựa đầu tiên trên thế giới, Ekoplaza, đã khai trương tại Amsterdam vào năm 2018. Tất cả các sản phẩm được bán trong cửa hàng đều không có bao bì nhựa. Kể từ đó, các sáng kiến ​​tương tự đã xuất hiện trên toàn cầu. Với sự bùng nổ của mua sắm trực tuyến, dịch vụ giao hàng tận nơi không chất thải đã bắt đầu xuất hiện. Tại một số quốc gia, nhà cung cấp dịch vụ “Loop” hiện đang sử dụng loại bao bì bền vững, có thể tái sử dụng cho dịch vụ giao hàng tạp hóa - không có túi đá, túi và hộp có thể tái sử dụng và thậm chí cả hộp đựng bằng thép không gỉ và chai thủy tinh – các bao bì này sau đó sẽ được trả lại để làm sạch và tái sử dụng.

Quá trình phát triển các giải pháp thay thế cho bao bì nhựa cũng đang được thực hiện. Bao bì phân hủy sinh học được làm từ các vật liệu có nguồn gốc thực vật như tinh bột và cenlulo, có khả năng phân hủy tốt hơn cũng đang trở nên phổ biến hơn. Ví dụ như nhà bán lẻ trực tuyến hàng cao cấp Net-a-Porter đã loại bỏ tất cả bao bì nhựa khỏi các bản sao của tạp chí PORTER và thay thế nó bằng sản phẩm màng bọc có thể phân hủy sinh học.

Tất cả mọi người, từ các thương hiệu lớn đến các công ty nhỏ lẻ đang đánh giá lại cách họ sử dụng bao bì và tìm cách giảm tác động của chúng tới môi trường. Đã đến lúc doanh nghiệp của bạn khám phá cách thức cắt giảm lượng nhựa trong kinh doanh và tìm các giải pháp thay thế thân thiện với môi trường hơn.

3. Cải tiến hàng đã qua sử dụng

Có lịch sử lâu đời và các thông tin thân thiện với môi trường rõ ràng, đồ đã qua sử dụng đã trở thành một xu hướng và thu hút số lượng lớn người tiêu dùng hơn bao giờ hết. Một báo cáo của thredUP, cửa hàng từ thiện trực tuyến lớn nhất, cho biết trong ba năm qua, thị trường tổng thể của các sản phẩm đã qua sử dụng và bán lại đã tăng trưởng nhanh hơn 21 lần so với thị trường quần áo bán lẻ.

Đồ cũ và đồ đã qua sử dụng được người tiêu dùng ưa chuộng vì hai lý do chính: giúp giảm tác động đến môi trường - ngành công nghiệp thời trang là ngành gây ô nhiễm lớn thứ hai trên thế giới - và có giá cả phải chăng, khi mà không phải ai cũng có khả năng mua đồ mới.

Đối với các nhà bán lẻ, kinh doanh đồ đã qua sử dụng là một cơ hội lớn, chẳng hạn như thời trang cao cấp, nó mở ra cơ hội mới để mở rộng quảng cáo cho các mặt hàng và nâng cao giá trị của chúng. Lấy sản phẩm Supreme x Louis Vuitton Danube Satchel làm ví dụ: ban đầu khi ra mắt vào năm 2017 được bán với giá 2.410 đô la Mỹ. Tới thời điểm hiện tại được bán trên Vestiaire Collective với giá 11.430 đô la Mỹ, với mức tăng giá 374%. Và cơ hội không chỉ dừng ở thời trang cao cấp. Thị trường bán lại giày thể thao, hiện được ước tính trị giá 2 tỷ đô la Mỹ, dự kiến ​​sẽ tăng gấp ba quy mô vào năm 2025.

Do đó, việc các nhà bán lẻ tham gia vào thị trường hàng cũ và hàng đã qua sử dụng là vô cùng phù hợp. Các sáng kiến ​​phổ biến bao gồm kế hoạch mua lại, trong đó các nhà bán lẻ chấp nhận các mặt hàng bị trả lại để sửa chữa, bán lại hoặc tái chế thành sản phẩm mới hoặc liên kết với các nền tảng bán lại.

4. Khám phá các mô hình kinh doanh cho thuê

Giống như đồ đã qua sử dụng đang trải qua thời kỳ phục hưng, các mô hình kinh doanh cho thuê cũng vậy. Sự thay đổi đã làm thay đổi ngành công nghiệp âm nhạc và giải trí - hãy nghĩ tới cách thức mà Spotify đã thay thế cho việc bán đĩa nhạc compact hoặc tải nhạc về máy, cũng như cách mà Netflix đã thay thế các cửa hàng băng đĩa - và trong các năm tiếp theo nó sẽ có khả năng ảnh hưởng tới nhiều ngành công nghiệp hơn nữa.

Trong lĩnh vực thời trang, các dịch vụ như Rent the Runway, dịch vụ cho thuê trực tuyến quần áo và phụ kiện bao gồm các mặt hàng xa xỉ, đang đáp ứng nhu cầu mới mẻ của người tiêu dùng mà không gây ra thiệt hại như thời trang nhanh - ưu tiên tính trải nghiệm hơn là quyền sở hữu và giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với các mặt hàng hạng sang hơn.

Với việc nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường cho thuê hơn, đây là một mô hình tiêu dùng có khả năng phát triển và gắn bó trong tương lai. Nhà phân tích Hoa Kỳ McKinsey tin rằng những người chơi lâu năm sẽ dần dần coi quyền sở hữu thay thế là một lực lượng họ cần nắm bắt, hoặc ít nhất là thử nghiệm, thông qua các mô hình hợp tác mới với các nhà bán lẻ hoặc công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Điều này sẽ đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về mô hình kinh doanh và sự lựa chọn rõ ràng giữa quan hệ đối tác, phát triển nội bộ hoặc sáp nhập và mua lại. Công nghệ cũng đóng một vai trò quan trọng. Vì vậy, khi quyết định công nghệ nào làm nền tảng cho hoạt động bán lẻ của bạn, đặc biệt là khi nói đến Điểm bán hàng của bạn, bạn nên xem xét những công cụ và chức năng nào bạn sẽ cần trong tương lai, khi phương thức tiêu dùng tiếp tục thay đổi.

5. Khuyến khích và thúc đẩy tái chế

Được liên kết chặt chẽ với đồ đã qua sử dụng và cho thuê, ngày càng có nhiều sáng kiến ​​cho phép người tiêu dùng tái chế những bộ quần áo yêu thích của họ khi họ không còn dùng tới. Chương trình Thu gom hàng may mặc toàn cầu của H&M đã bắt đầu được thực hiện từ năm 2013, giúp ngăn chặn việc quần áo cũ bị đem ra bãi rác. Khi khách hàng giao một túi quần áo cũ, có thể là của bất kỳ thương hiệu nào và không phân biệt cũ mới, họ sẽ nhận được phiếu giảm giá £ 5 / € 5 để sử dụng cho lần mua hàng tiếp theo với hóa đơn từ £ 25 / € 25 (hoặc hơn) tại cửa hàng hoặc khi mua hàng trực tuyến.

Các sáng kiến ​​tương tự bao gồm chương trình mua lại Ganni’s của thương hiệu Scandinavian, cho phép khách hàng mang tất cả các loại quần áo và giày dép từ bất kỳ thương hiệu nào, không phân biệt cũ mới đến. Ganni sẽ phân loại chúng để chúng được tái sử dụng, tái chế hoặc chuyển thành các loại vải mới. Đối với mỗi kg quần áo mà họ nhận được, họ sẽ quyên góp lại cho dự án nghiên cứu vòng tuần hoàn I: CO.

Xu hướng này không chỉ được liên kết tới ngành thời trang. IKEA Canada cho phép khách hàng đem những đồ nội thất đã qua sử dụng tới và nhận lại tiền trao đổi. Và cửa hàng bách hóa John Lewis tại UK cũng đang chấp nhận nhận lại các bao bì mỹ phẩm, loại đồ rất khó được tái chế.

Nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho người tiêu dùng, một vài nhãn hàng đang tiến hành thu gom hàng hóa một cách chủ động thay vì chờ khách hàng đem đến cửa hàng. H&M đã cho thử nghiệm ở New York, cung cấp dịch vụ Lyft chuyên thu gom đồ cho những người mua sắm dự định mang hàng may mặc đã qua sử dụng đến, trong khi ở Anh, John Lewis có kế hoạch thu gom các mặt hàng lớn hơn. Theo Vogue Business, “vào thời điểm mà các thương hiệu ngày càng thấy tốn kém để thu hút và giữ chân khách hàng, các chương trình mua lại là một cách để doanh nghiệp trở nên nổi bật”.

6. Thiết kế lại các cửa hàng xanh hơn

Thương hiệu thời trang Reformation có trụ sở tại LA hiện đang bày bán những mẫu quần áo vừa bắt mắt vừa thân thiện với môi trường. Nếu điều đó vẫn chưa đủ, nó còn tạo ra tác động với các cửa hàng bền vững được chứng nhận Doanh nghiệp xanh, nghĩa là họ thực hiện các chiến lược để tiết kiệm năng lượng, cải thiện hiệu quả sử dụng nước và giảm lượng khí thải CO2. Điều này liên quan đến việc kết hợp các vật liệu như đèn LED, đất nung và vật liệu cách nhiệt bằng vải tái chế trong kết cấu, đồng thời bù trừ diện tích xây dựng và mức điện năng sử dụng.

Đây không phải là công ty duy nhất đi theo hướng xanh hóa. Cửa hàng flagship của nhà thiết kế thời trang Stella McCartney ở London thể hiện sự bền vững xuyên suốt - từ đồ nội thất thủ công, hữu cơ và có nguồn gốc bền vững và những ma nơ canh có thể phân hủy sinh học đến hệ thống điều hòa có khả năng làm sạch không khí bằng công nghệ nano carbon. Cửa hàng theo hướng bền vững của Ikea ở London Greenwich được xây dựng từ nhiều loại vật liệu tái tạo. Mái nhà cũng được bao phủ bởi các tấm pin mặt trời để cung cấp năng lượng cho cửa hàng và tòa nhà thu gom nước mưa để giảm một nửa lượng nước tiêu thụ.

Trong những năm tới, ngành thiết kế cửa hàng sẽ là một lĩnh vực sẽ phải đối mặt với sự giám sát ngày càng cao. Thật vậy, nhà cung cấp giải pháp năng lượng toàn cầu Schneider Electric tuyên bố rằng các tòa nhà bán lẻ là nơi tiêu thụ năng lượng lớn nhất trong số các tòa nhà không phải nhà dân cư tại châu Âu. Bằng cách giảm lượng khí thải carbon và khí thải, các nhà bán lẻ có thể giảm bớt tác động của họ đến môi trường và cải thiện hình ảnh thương hiệu của họ, đồng thời tiết kiệm chi phí đáng kể.

7. Cung cấp các tùy chọn giao hàng thân thiện với môi trường

Vận chuyển nhanh, cam kết giao hàng trong một ngày hoặc thậm chí một giờ, đã thúc đẩy nhu cầu và kỳ vọng của người tiêu dùng về tốc độ giao hàng tận nơi. Mặc dù đây là một tin tuyệt vời cho người tiêu dùng, nhưng đối với môi trường, điều này có thể gây ra những hậu quả không lường.

Mặc dù các nhà bán lẻ khó có thể bước ra khỏi cuộc chơi giao hàng nhanh, nhưng bạn vẫn có thể thực hiện các bước đi đúng hướng. Amazon, nổi tiếng với dịch vụ Prime giao hàng trong ngày, cho biết họ hiện chuyển phần lớn lượng hàng của mình mà không thông qua đường hàng không và đã cam kết đảm bảo tới thời điểm năm 2030, 50% lượng hàng giao của mình là “không carbon” - nghĩa là sẽ không tạo ra bất kỳ khí thải độc hại nào. Thương hiệu này cũng có kế hoạch bắt đầu sử dụng xe điện.

Các nhà bán lẻ có thể thực hiện các hành động nhỏ hơn, nhưng vẫn có ý nghĩa để giảm tác động đến môi trường của việc giao hàng. Ví dụ: bạn có thể cung cấp cho khách hàng của mình nhiều lựa chọn hơn, chẳng hạn như yêu cầu thêm điểm khách hàng thân thiết hoặc mã giảm giá nếu họ sẵn sàng đợi thêm vài ngày để nhận hàng. Điều này sẽ cho phép bạn vận chuyển mặt hàng theo lộ trình và lịch trình hiệu quả về mặt sinh thái - và đồng thời giúp bạn tiết kiệm chi phí.

8. Thiết lập một cuộc thi hackathon bền vững

Nếu bạn đã cạn kiệt ý tưởng, hãy để các khách hàng của bạn giúp đưa ra những sáng kiến tốt hơn. Từng được dành riêng cho các lập trình viên và kỹ sư phần mềm, hackathons hiện đang được sử dụng rộng rãi hơn để giải quyết những thách thức lớn hơn trong nhiều ngành, bao gồm cả bán lẻ.

Các công ty bao gồm Kering, LVMH và Burberry đều đã tung ra chiến dịch hackathons, kêu gọi các nhà phát triển, sinh viên và chuyên gia giúp giải quyết vấn đề quản lý chuỗi cung ứng và sản xuất dư thừa, đồng thời trao giải thưởng cho các nhóm đưa ra ý tưởng tốt nhất. Những hackathons này đã mang lại những kết quả đáng ngạc nhiên, bao gồm một dự án đóng gói không chất thải cho rượu vang và rượu mạnh, một quy trình biến chất thải hạt nho thành một thành phần mỹ phẩm và một khái niệm cho chiếc áo khoác của tương lai, một loại quần áo có thể được điều chỉnh và tùy chỉnh cho các giai đoạn khác nhau của cuộc đời khách hàng.

Theo LS Retail

Với việc ngày càng có nhiều người tiêu dùng bày tỏ sự quan tâm và quan tâm đến tính bền vững, thì việc sống xanh không chỉ là một lựa chọn đạo đức cho thương hiệu bán lẻ của bạn mà còn là một quyết định kinh doanh thông minh. Nếu bạn cần trợ giúp để tìm ra cách công nghệ có thể giúp bạn trong con đường đạt đến sự bền vững, hãy liên hệ với NaviWorld Việt Nam tự hào là đối tác hạng vàng của Microsoft và là nhà cung cấp hàng đầu các giải pháp phần mềm quản lý doanh nghiệp.

** Hotline: 092 636 2468
** Email: info@naviworld.com.vn
** Fanpage: NaviWorldVietnam

Bài viết nổi bật

NaviWorld Việt Nam và Microsoft ra mắt trải nghiệm khách hàng thế hệ mới thông qua công nghệ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI)

Tháng Mười Hai 12, 2023

NaviWorld Việt Nam và Microsoft ra mắt trải nghiệm khách hàng thế hệ mới thông qua công nghệ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 1...

NaviWorld ghi dấu ấn lịch sử khi là Đối tác đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đạt được Chứng nhận Chuyên môn cao cấp về các giải pháp Quản trị Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Microsoft (Microsoft Small and Midsize Business Management Specialization)

Tháng Mười 17, 2023

NaviWorld ghi dấu ấn lịch sử khi là Đối tác đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đạt được Chứng nhận Chuyên môn cao cấp về các giải pháp Quản trị Doanh ng...

NaviWorld Việt Nam: Chuỗi hành trình 7 năm liên tiếp nằm trong Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam.

Tháng Chín 22, 2023

NaviWorld Việt Nam tiếp tục nằm trong Danh sách Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số Xuất sắc Việt Nam năm 2023 Hà Nội, ngày 22/09/2023 NaviWorld Việt Nam, một công ty tiê...

Sẵn sàng một khởi đầu mới?

Chúng tôi sẵn lòng giải đáp những lợi ích mà chúng tôi có thể mang tới cho doanh nghiệp của bạn.

Bạn mong muốn được giới thiệu giải pháp?

Vui lòng cho chúng tôi biết một số thông tin để chuẩn bị buổi demo phù hợp!

    • Trang chủ
    • Bán lẻ
    • 8 ý tưởng phát triển kinh doanh bền vững cho các cửa hàng bán lẻ

    Về NaviWorld Việt Nam

    NaviWorld Việt Nam là nhà cung cấp hàng đầu các giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện cho các doanh nghiệp tại Việt Nam và Đông Nam Á. Với các giải pháp chuyên ngành cho Phân phối, Bán lẻ, Dịch vụ và Sản xuất... NaviWorld mang đến cho Khách hàng của mình các giải pháp tích hợp được công nhận toàn cầu.

    Liên hệ

    Tại Hà Nội

    • Tầng 11, số 41 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm 

    • ĐT: +8424-3636 6268

    Tại Tp. Hồ Chí Minh

    • Tầng 13P, Tòa nhà 2BIS Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1
    • ĐT: +8428-3840 3177

    Và Văn phòng tại

    Yêu cầu gọi lại

      @2019 Naviworld Vietnam | Privacy Policy | Sitemap