Khám phá thư viện tài nguyên hữu ích của chúng tôi

Các cải tiến của phần mềm quản lý doanh nghiệp Dynamics 365 Business Central

9 dấu hiệu cho thấy bạn cần một phần mềm quản lý bán lẻ mới

Bạn cũng như nhiều nhà bán lẻ đang mất khả năng cạnh tranh vì hệ thống phần mềm quản lý bán lẻ lỗi thời của mình? Chúng tôi đã tổng hợp một danh sách tiêu chí hàng đầu cần chú ý. Nếu doanh nghiệp của bạn gặp hai hoặc nhiều điểm trong số này, thì đã đến lúc cần đại tu công nghệ.

Sự cần thiết của một phần mềm bán lẻ hiện đại

Việc quản lý hệ thống bán lẻ là trọng tâm của hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều nhà bán lẻ hoạt động trên nền tảng CNTT, phần mềm quản lý bán lẻ cũ, lạc hậu. Thông thường, các hệ thống chắp vá này không thể đồng bộ hóa thông tin đúng cách, khó duy trì và tốn kém, không hỗ trợ các nhà bán lẻ cung cấp các dịch vụ mà người tiêu dùng yêu cầu. Mặc dù nhiều nhà bán lẻ e ngại về khoản đầu tư cần thiết cho một hệ thống phần mềm quản lý bán lẻ mới, nhưng công nghệ lạc hậu có thể khiến họ phải trả giá cao hơn so với việc đại tu hệ thống công nghệ hoàn chỉnh.

Vậy làm thế nào để nhận biết được phần mềm quản lý bán lẻ của bạn có bị lạc hậu? Cùng đến với 9 dấu hiệu ngay sau đây.

#1. Phần mềm quản lý bán lẻ của bạn không thể chấp nhận hàng trả lại trên các kênh bán hàng khác nhau

Người tiêu dùng ngày nay xem hàng và mua sắm trên nhiều kênh và họ cũng mong đợi có thể trả hàng theo cách họ thích. Theo một nghiên cứu của Forrester Research, người tiêu dùng yêu cầu việc trả hàng đơn giản và dễ dàng, và khả năng được trả lại các mặt hàng đã mua trực tuyến đến các địa điểm cửa hàng. Cũng theo Forrester thì những khách hàng không thể trả lại hàng mua, và gặp nhiều rắc rối trong quy trình trả hàng thì họ sẽ không bao giờ quay lại đó mua hàng.

Hãy tự hỏi bản thân: Liệu phần mềm quản lý bán lẻ hiện tại của doanh nghiệp có cung cấp khả năng mua hàng trực tuyến và trả lại hàng tại cửa hàng không?

#2. Bạn không thể cung cấp dịch vụ mua hàng online và nhận hàng trực tiếp tại cửa hàng

Gia tăng doanh số bán hàng với phần mềm quản lý bán lẻ hiện đại

Đặt hàng trực tuyến và đến cửa hàng lấy hàng (Click and collect) là một trong những dịch vụ được người tiêu dùng tìm kiếm nhiều nhất. Hình thức này dự kiến sẽ vẫn có nhu cầu cao với người mua sắm, vì chúng thu hẹp khoảng cách giữa thương mại điện tử và bán lẻ thực tế. Đồng thời đều rất thuận tiện và hạn chế việc tiếp xúc. Ngoài ra Click and collect còn giúp dẫn dắt khách hàng mua thêm các mặt hàng ngoài kế hoạch khi họ đến nhận hàng đã đặt mua.

Hãy tự hỏi bản thân: Liệu doanh nghiệp có đang bỏ lỡ cả cơ hội bán hàng và gia tăng doanh số bán hàng (up-selling) do việc không kết nối được thương mại điện tử và các địa điểm bán hàng hay không?

#3. Bạn thường xuyên bán vượt quá số lượng hàng trong kho

Trong nhiều chuỗi bán lẻ, mỗi cửa hàng lại có cơ sở dữ liệu riêng và trang web Thương mại điện tử hoàn toàn lại vận hành trên một nền tảng khác. Khi thông tin được lưu ở những nơi riêng biệt, nếu các hệ thống không kết nối liên tục, dẫn đến việc doanh nghiệp có thể bán một mặt hàng trên trang web Thương mại điện tử mặc dù sản phẩm đó đã hết hàng tại kho. Tại thời điểm đó, bạn sẽ phải thông báo cho khách hàng rằng bạn không thể giao món hàng mà họ đã mua. Tất nhiên cơ hội bán hàng bị mất đi và có lẽ là cả sự tin tưởng của khách hàng nữa.

Hãy tự hỏi bản thân: Tôi có thông tin riêng lẻ, không đồng bộ không? Có phải thông tin hàng tồn kho được cập nhật không thường xuyên khiến thông tin bị lỗi thời và dẫn đến bị bán âm kho hay không?

#4. Phần mềm quản lý bán lẻ của bạn không giúp khách hàng nhìn thấy số lượng có sẵn của sản phẩm

Khách hàng cần nhìn thấy số lượng có sẵn của sản phẩm khi mua hàng online

Nếu doanh nghiệp không cung cấp thông tin về những sản phẩm có sẵn trong cửa hàng, khách hàng có thể hoàn toàn không đến cửa hàng của bạn. Tuy nhiên, theo dữ liệu của Sapio Research chỉ có khoảng 1/3 số nhà bán lẻ có khả năng cung cấp cho khách hàng về thông tin sản phẩm chính xác có sẵn tại các địa điểm cửa hàng. Và có 45% doanh nghiệp bán lẻ không có khả năng hiển thị thông tin hàng tồn kho hiện có. Không chỉ người tiêu dùng không có được thông tin về sản phẩm mà họ cần, mà nhân viên bán hàng cũng không thể cho khách hàng biết liệu một mặt hàng họ mong muốn có còn hàng ở một địa điểm cửa hàng khác hay ngay lập tức đưa ra một mặt hàng thay thế phù hợp.

#5. Bạn tốn nhiều thời gian cho các công việc thủ công

Bạn sẽ ngạc nhiên về lượng thời gian dành cho việc thực hiện các công việc thủ công có thể được số hóa. Tại nhiều công ty, nhân viên kế toán thường dành nhiều giờ vào cuối mỗi tháng để xác minh thủ công số liệu tồn kho so với các đơn đặt hàng. Họ buộc phải làm vậy vì các hệ thống cũ không giao tiếp với nhau. Việc ghi sổ các giao dịch bị trì hoãn cũng khiến họ không thể biết chính xác còn bao nhiêu hàng tại một thời điểm nhất định.

Hãy tự hỏi bản thân: Tôi có đang lãng phí rất nhiều giờ làm việc cho việc nhập thủ công và kiểm tra lại dữ liệu hay không?

#6. Phần mềm quản lý bán lẻ của bạn không thể nhận biết khách hàng từ các kênh bán hàng

Để thu hút khách hàng, doanh nghiệp cần xác định và theo dõi trên các kênh và điểm tiếp xúc (touchpoints). Sau đó, bạn phải chia sẻ thông tin này trong toàn doanh nghiệp và sử dụng nó để tạo các tương tác được cá nhân hóa. Điều này gần như không thể đạt được nếu bạn quản lý từng kênh, từng cửa hàng như một thực thể riêng biệt. Một số công ty thậm chí không có cơ sở dữ liệu khách hàng tích hợp và thông tin khách hàng có giá trị (doanh số trên mỗi khách hàng, khoản thanh toán,…). Chúng được lưu trữ trong các hệ thống riêng biệt không giao tiếp với nhau. Điều này dẫn đến thông tin trùng lặp, hồ sơ khách hàng không đầy đủ và không nhất quán, cũng như không biết được người tiêu dùng là ai, họ thích gì,... 

#7. Bạn không thể nhận được các báo cáo kịp thời theo thời gian thực

Nhận được các báo cáo kịp thời theo thời gian thực

Chế độ xem thời gian thực về hoạt động bán lẻ của doanh nghiệp thực sự cần thiết để đưa ra quyết định kịp thời, hiệu quả. Đặc biệt trong các sự kiện quan trọng và cả trong quá trình bán hàng. Thật không may, khi bạn đang điều hành từng địa điểm như một thực thể riêng biệt, việc kết nối và so sánh hiệu suất của từng cửa hàng có thể phức tạp và tốn thời gian. Dữ liệu thường không chính xác hoặc không đầy đủ. Và khi chúng được tổng hợp thành một báo cáo thì rất có thể thông tin đó đã lỗi thời rồi. Tại thời điểm đó, bất kỳ quyết định kinh doanh nào bạn đưa ra đều có nguy cơ không hiệu quả, kiểu như “quá ít, quá muộn”.

Hãy tự hỏi bản thân: Tôi có thể tin tưởng vào chất lượng thông tin được sử dụng để ra quyết định hay không?

#8. Việc thay đổi giá hay thực hiện các chương trình khuyến mãi mới quá phức tạp và tốn thời gian

Nhiều khách hàng đã chia sẻ với chúng tôi rằng họ đã không thể áp dụng các chương trình khuyến mại trên hệ thống phần mềm quản lý bán lẻ của mình. Do họ đã từng sử dụng nhiều giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp khác nhau và không thể đồng bộ hóa thông tin nên công ty không thể theo dõi hiệu suất bán hàng của các sản phẩm. Và họ đã không có số liệu chính xác để biết mặt hàng nào bán chạy nhất hay doanh thu kém nên đã không thể áp dụng các chương trình khuyến mãi hiệu quả. Ngay cả việc thay đổi giá cũng có thể trở nên khó khăn do việc thiết lập trên hệ thống phần mềm quản lý bán lẻ lạc hậu cản trở.

#9. Bạn bị tốn quá nhiều chi phí để bảo trì phần mềm quản lý bán lẻ hiện tại

Bạn bị tốn quá nhiều chi phí để bảo trì phần mềm hiện tại

Trong một nghiên cứu gần đây của Stripe, gần 70% các nhà phát triển ở Anh cho biết doanh nghiệp của họ đang bị kìm hãm bởi các hệ thống công nghệ lỗi thời. Hơn 17 giờ một tuần (gần một nửa tuần làm việc!) đã bị lãng phí cho các nhiệm vụ bảo trì hệ thống, bao gồm gỡ lỗi, vá các hệ thống cũ và sửa mã lỗi. Stripe ước tính rằng các hệ thống cũ, lỗi thời có tác động tiêu cực đến GDP toàn cầu lên tới khoảng 300 tỷ USD mỗi năm.

Hãy tự hỏi bản thân: Có phải phần mềm quản lý bán lẻ hiện tại đã lỗi thời đến mức không được hỗ trợ nữa? Có phải tôi đã tốn quá nhiều chi phí cho việc bảo trì hệ thống đến nỗi không đủ ngân sách để thay thế phần mềm hiện tại không?

Lời kết

Chuyển đổi kỹ thuật số là một phần thiết yếu trong chiến lược bán lẻ của mỗi doanh nghiệp. Để đạt được hiệu quả chuyển đổi kỹ thuật số, các nhà bán lẻ phải loại bỏ các hệ thống cũ, không kết nối đang hạn chế khả năng hiển thị và khả năng cạnh tranh của họ. Đồng thời nâng cấp lên một nền tảng thương mại thống nhất.

Theo LS Retail

NaviWorld Việt Nam tự hào là đối tác hạng vàng của Microsoft và là nhà cung cấp hàng đầu các giải pháp phần mềm quản lý bán lẻ. Đừng ngần ngại liên hệ với NaviWorld Việt Nam để được các chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn lựa chọn và triển khai các giải pháp quản lý bán lẻ tiên tiến, được công nhận toàn cầu.

** Hotline: 092 636 2468
** Email: info@naviworld.com.vn
** Fanpage: NaviWorldVietnam

 

Bài viết liên quan:

Bài viết nổi bật

NaviWorld Việt Nam và Microsoft ra mắt trải nghiệm khách hàng thế hệ mới thông qua công nghệ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI)

Tháng Mười Hai 12, 2023

NaviWorld Việt Nam và Microsoft ra mắt trải nghiệm khách hàng thế hệ mới thông qua công nghệ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 1...

NaviWorld ghi dấu ấn lịch sử khi là Đối tác đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đạt được Chứng nhận Chuyên môn cao cấp về các giải pháp Quản trị Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Microsoft (Microsoft Small and Midsize Business Management Specialization)

Tháng Mười 17, 2023

NaviWorld ghi dấu ấn lịch sử khi là Đối tác đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đạt được Chứng nhận Chuyên môn cao cấp về các giải pháp Quản trị Doanh ng...

NaviWorld Việt Nam: Chuỗi hành trình 7 năm liên tiếp nằm trong Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam.

Tháng Chín 22, 2023

NaviWorld Việt Nam tiếp tục nằm trong Danh sách Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số Xuất sắc Việt Nam năm 2023 Hà Nội, ngày 22/09/2023 NaviWorld Việt Nam, một công ty tiê...

Sẵn sàng một khởi đầu mới?

Chúng tôi sẵn lòng giải đáp những lợi ích mà chúng tôi có thể mang tới cho doanh nghiệp của bạn.

Bạn mong muốn được giới thiệu giải pháp?

Vui lòng cho chúng tôi biết một số thông tin để chuẩn bị buổi demo phù hợp!

    • Trang chủ
    • Bán lẻ
    • 9 dấu hiệu cho thấy phần mềm quản lý bán lẻ của bạn đã lỗi thời

    Về NaviWorld Việt Nam

    NaviWorld Việt Nam là nhà cung cấp hàng đầu các giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện cho các doanh nghiệp tại Việt Nam và Đông Nam Á. Với các giải pháp chuyên ngành cho Phân phối, Bán lẻ, Dịch vụ và Sản xuất... NaviWorld mang đến cho Khách hàng của mình các giải pháp tích hợp được công nhận toàn cầu.

    Liên hệ

    Tại Hà Nội

    • Tầng 11, số 41 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm 

    • ĐT: +8424-3636 6268

    Tại Tp. Hồ Chí Minh

    • Tầng 13P, Tòa nhà 2BIS Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1
    • ĐT: +8428-3840 3177

    Và Văn phòng tại

    Yêu cầu gọi lại

      @2019 Naviworld Vietnam | Privacy Policy | Sitemap