Khám phá thư viện tài nguyên hữu ích của chúng tôi

Xu hướng phát triển công nghệ phần mềm thanh toán bán hàng trong lĩnh vực bán lẻ

Xu hướng phát triển công nghệ phần mềm thanh toán bán hàng trong lĩnh vực bán lẻ

Theo báo cáo gần đây của báo Loss Prevention Media thì Thị trường phần mềm thanh toán bán hàng toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước cho đến năm 2024.

Công nghệ này khá lý tưởng cho người tiêu dùng hiện đại ngày nay. Mức tăng trưởng dự đoán này không có gì đáng ngạc nhiên nếu chúng ta xem xét một số xu hướng tiêu dùng phổ biến gần đây.

#1. DIY hay Do-it-yourself

Xu hướng DIY đã trở thành tiêu chuẩn phổ biến của người tiêu dùng ngày nay. Từ việc khách hàng tự quét mã hành lý ở sân bay, đến tự đặt dịch vụ mát-xa, điều trị và đặt lịch hẹn khám bệnh trực tuyến, đến tự quản lý tài chính cá nhân trên ứng dụng điện thoại, xu hướng DIY đã lan rộng đến hầu hết các khía cạnh của cuộc sống.

Người tiêu dùng ở các độ tuổi, giới tính và khu vực địa lý khác nhau dường như có chung một sở thích là tự mình tìm hiểu mọi thứ. Không chỉ vậy nhiều người dường như có xu hướng thích tương tác với máy móc hơn là với con người. Một cuộc khảo sát người tiêu dùng gần đây của tổ chức SOTI cho thấy có tới 66% người tiêu dùng thích sử dụng công nghệ tự phục vụ hơn là nhờ nhân viên bán hàng.

McDonald’s gần đây đã quyết định triển khai việc khách hàng có thể đặt các món ăn tại các ki-ốt tự phục vụ tại tất cả 14.000 địa điểm ở Hoa Kỳ. Gã khổng lồ QSR đã thử nghiệm những chiếc máy này tại một số nhà hàng được chọn lựa và nhận thấy rằng doanh số bán hàng tại các cửa hàng có ki-ốt tự phục vụ cao hơn so với những cửa hàng truyền thống. Vậy lý do là gì? Rõ ràng, khách hàng có xu hướng tự thực hiện lựa chọn của mình trên thiết bị hỗ trợ hơn là trực tiếp đặt món với nhân viên phục vụ.

#2. Thay thế nhân viên bằng phần mềm thanh toán bán hàng

Người tiêu dùng ngày nay có cuộc sống bận rộn và không có nhiều thời gian để lãng phí. Họ quen với việc tìm thông tin cho những sản phẩm ngay lập tức, chỉ với một cú nhấp chuột. Họ có thể dành thời gian của mình để chọn các mặt hàng – nhưng họ muốn tăng tốc quá trình và thời gian thực hiện thủ tục thanh toán. Theo một cuộc khảo sát của tổ chức Box Technologies và Intel tại Anh, 90% người mua sắm chủ động không đến những cửa hàng có nhiều người xếp hàng chờ đợi. 70% trong số đó cho biết họ sẽ không quay lại một cửa hàng có quá nhiều chờ thanh toán!

Vì các thiết bị dùng trong phần mềm thanh toán bán hàng có xu hướng nhỏ gọn hơn so với các thiết bị thanh toán truyền thống, việc chuyển sang công nghệ này có nghĩa là các nhà bán lẻ có thể thay thế nhân viên sử dụng thiết bị thanh toán truyền thống. Đó là một cách thông minh để giảm số lượng người chờ đợi thanh toán mà không cần phải tăng diện tích bán lẻ.

Hilmar Vilhjalmsson, chuyên gia phát triển sản phẩm tự thanh toán của LS Retail cho biết: “Ngay cả khi người tiêu dùng mất nhiều thời gian hơn để quét mã sản phẩm so với việc các nhân viên thực hiện theo cách thức truyền thống thì số liệu cho thấy đối với các nhà bán lẻ đã triển khai công nghệ này của LS Retail đã có nhiều giao dịch hơn so với phương thức thanh toán truyền thống tính trong mỗi giờ trên mỗi mét vuông.”

#3. phần mềm thanh toán bán hàng giảm bớt gánh nặng cho người tiêu dùng

Hình ảnh người tiêu dùng mua sắm các giỏ hàng đầy ắp vào mỗi cuối tuần đã sắp trở thành quá khứ. Ngày nay trên toàn cầu, người tiêu dùng ghé qua siêu thị nhiều lần hàng tuần và họ chỉ mua một vài món hàng tại một thời điểm. Theo nghiên cứu toàn cầu do hãng Dunnhumby thực hiện, thì số lượng trung bình của một đơn hàng tại các siêu thị/ đại siêu thị với từ 6 món hàng trở xuống chiếm tỷ lệ hơn 60%. Xu hướng này có thể nhìn thấy trên toàn cầu: tần suất các đơn hàng với số lượng các món hàng ngày càng ít hơn khi mua sắm tại các đại siêu thị được dự đoán sẽ tăng 3% so với năm trước ở châu Á, 7,5% ở châu Âu và 11% ở châu Mỹ Latinh.

Những đơn hàng với số lượng món hàng ít là lý tưởng cho việc áp dụng phần mềm thanh toán bán hàng, vì nghiên cứu đã được chứng minh cho việc áp dụng này sẽ mang lại hiệu quả tiết kiệm thời gian cao nhất đối với các đơn hàng có từ 10 mặt hàng trở xuống.

#4. Tăng chi phí lao động

Theo tổ chức Wells Fargo thì có ba ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi chi phí lao động tăng cao là ngành chăm sóc sức khỏe, tài chính và bán lẻ.

các quy trình hoạt động truyền thống, bạn cần một nhân viên cho mỗi lần xử lý, nhưng với máy tự thực hiện, một nhân viên có thể theo dõi nhiều lần kiểm tra cùng một lúc. Thông thường một nhân viên phải có mặt tại quầy thu ngân ngay cả khi không có khách hàng tại hình thức thanh toán truyền thống, còn Tại Amazon, để duy trì doanh thu ổn định mà không được tăng giá thì cần có các giải pháp thay thế. Trong với hình thức tự thanh toán, nhân viên không cần phải lãng phí thời gian chờ đợi. Họ có thể sử dụng giờ thấp điểm để nhận sản phẩm, kê lại kệ hoặc tư vấn cho khách hàng. Nếu khách hàng có nhu cầu thanh toán nhanh thì đã có quầy tự thanh toán hỗ trợ khách hàng thực hiện.

 

#5.Vượt qua những quan niệm sai lầm

Nếu máy móc tự phục vụ rất phù hợp với xu hướng thị trường và người tiêu dùng ngày nay, tại sao chúng lại được tiếp nhận quá chậm như vậy?

Trong vài năm qua, nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã bày tỏ sự nghi ngờ về công nghệ tự phục vụ này. Một số mối quan tâm phổ biến nhất bao gồm như:

  • Giá thành phần cứng cao.
  • Giá thành phần mềm cao và khả năng sử dụng chúng thấp.
  • Kiểm soát sự thiếu hụt mất mát đến từ các yếu tố khác nhau như có thể khách quét nhầm sản phẩm, bỏ sót một mặt hàng, đến việc cố ý ăn cắp, có thể dẫn đến mất hàng. Đã có nhưng tranh luận như (mặc dù không thể kết luận) rằng khả năng mất hàng sẽ xảy ra thường xuyên hơn so với hình thức thanh toán truyền thống.
  • Lo ngại về sự chấp nhận của người dùng. Một số doanh nghiệp bán lẻ lo lắng rằng khách hàng sẽ không muốn sử dụng máy móc vì chúng quá phức tạp hoặc đơn giản vì họ muốn có nhân viên phục vụ và chăm sóc nhu cầu của họ.

phần mềm thanh toán bán hàng giúp giảm chi phí phần cứng

Mặc dù đây thực sự là những thách thức trong quá khứ, nhưng những thách thức tại thời điểm đó đã thuộc về quá khứ.

Cho đến một vài năm trước, việc đầu tư vào phần cứng cho các thiết bị tự thanh toán có nhiều yêu cầu đặc biệt, có nghĩa là cần một khoản đầu tư trả trước cao. Ngày nay, chi phí này có thể dễ dàng được giảm thiểu. Ví dụ, một trong những phần cứng đắt nhất là phần xử lý tiền mặt. Câu hỏi đặt ra là bạn có cần triển khai các máy tự thanh toán cũng chấp nhận tiền mặt không? Theo 1 báo cáo của tạp chí Forbes thì mười năm trước, trong 10 giao dịch thanh toán có đến sáu giao dịch bằng tiền mặt. tuy nhiên đến thời điểm này chỉ có ba trong mười giao dịch là bằng tiền mặt.

Quầy tự thanh toán cho đến khi chỉ chấp nhận thanh toán bằng thẻ, được kết hợp với tính năng có người thực hiện cho tất cả các loại thanh toán, có thể là một giải pháp tiết kiệm chi phí.

Nếu bạn không bán hàng thực phẩm không kết hợp cân với quầy tự thanh toán thì bạn thậm chí còn có nhiều lựa chọn hơn để tiết kiệm phần cứng. Ví dụ: một số cửa hàng IKEA ở các nước Bắc Âu và Baltic thiết lập quầy đăng ký tự thanh toán hiệu quả, chi phí thấp bằng cách sử dụng màn hình máy tính tiêu chuẩn, máy quét mã vạch và máy in hóa đơn và được trên chính đồ nội thất của IKEA. Đó là tất cả cho 1 hệ thống tự thanh toán mà Không có phần cứng đặc biệt nào.

Không có thêm chi phí phần mềm thanh toán bán hàng (nếu bạn chọn đúng hệ thống)

Hệ thống tự thanh toán được sử dụng trong các cửa hàng IKEA này không có giao diện cụ thể. Trên thực tế, nó không được thiết kế để tự phục vụ. Khách hàng thanh toán bằng cùng một hệ thống POS mà nhân viên thu ngân sử dụng tại quầy thanh toán với giải pháp phần mềm thanh toán bán hàng LS Central. Thực tế vận hành tại IKEA đã chứng minh chỉ cần doanh nghiệp chọn giải pháp ERP và LS Central POS phù hợp - một giải pháp rất dễ sử dụng.

Quản lý rủi ro liên quan đến mất mát

Có rất nhiều thảo luận về nguy cơ khách hàng gian lận hoặc ăn cắp tại các máy tính tiền tự động. Bất chấp tất cả các cuộc thảo luận, vẫn chưa rõ liệu việc tự kiểm tra có ảnh hưởng đến tỷ lệ co ngót hay không và mức độ như thế nào. Xét cho cùng, hành vi trộm cắp của nhân viên cũng là một yếu tố cần xem xét. Một trong những yếu tố doanh nghiệp bán lẻ quan tâm thì điều quan trọng là doanh nghiệp cần có thể thực hiện các bước phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro gian lận.

Dưới đây là một số gợi ý cho các Phương pháp đã được áp dụng và minh chứng hiệu quả:

  • Có một nhân viên kiểm soát tại các quầy tự thanh toán
  • Sử dụng camera để giám sát tại các khu vực
  • Sử dụng cân để kiểm tra trọng lượng của giao dịch mua thực tế so với trọng lượng dự kiến của mặt hàng, kết hợp với hệ thống camera thông minh có thể nhận ra các mặt hàng đang được quét. Nếu máy quét không thể khớp hình ảnh với mã vạch hoặc mặt hàng đã chọn, hệ thống sẽ cảnh báo cho nhân viên.

Công nghệ này không chỉ tuyệt vời để ngăn chặn gian lận: các doanh nghiệp bán lẻ còn có thể sử dụng nó để giúp người mua hàng nhanh chóng tìm thấy mặt hàng phù hợp, vì phần mềm có thể đề xuất các kết quả phù hợp có thể có trong trường hợp các mặt hàng không có mã vạch như trái cây và rau quả.

Với phần mềm thanh toán bán hàng người dùng đã sẵn sàng

Khách hàng ngày nay không chỉ đơn giản là sẵn sàng. Họ đang yêu cầu các tùy chọn này. Trong báo cáo gần đây “Cửa hàng của tương lai” của nhà cung cấp thiết bị điện tử Phononic, 89% người được hỏi cho rằng điều quan trọng là các cửa hàng tạp hóa phải sử dụng công nghệ để thanh toán nhanh hơn. Một điều đáng ngạc nhiên là 79% dự đoán rằng, trong vòng 5 năm tới, các siêu thị sẽ chủ yếu áp dụng các quầy tự thanh toán. Và nếu bạn có những khách hàng vẫn thích được phục vụ, tại sao không cho họ tùy chọn? Công nghệ tự thanh toán có thể dễ dàng được triển khai cùng với công nghệ hiện có của bạn, như một dịch vụ bổ sung.

Trao lại quyền kiểm soát cho người tiêu dùng

Có lẽ tính năng quan trọng nhất của tự thanh toán là nó mang lại cho người tiêu dùng cảm giác kiểm soát.

Khách hàng có thể kiểm tra mua hàng của họ theo tốc độ của riêng họ. Và ngay cả khi điều này không có nghĩa là họ sẽ làm việc đó nhanh hơn thu ngân, nhưng cảm giác tiết kiệm thời gian có thể đủ để khiến khách hàng vui vẻ hơn.

Cuối cùng, điều thực sự quan trọng đối với người tiêu dùng hiện đại là trao cho họ nhiều tùy chọn trong việc mua sắm, thanh toán, xếp hàng, cách thức mua sắm, thời điểm mua sắm. Theo nghiên cứu của RIS thì ngày nay, những cửa hàng thành công nhất là những cửa hàng đạt được sự cân bằng giữa các chức năng dịch vụ đầy đủ và các lựa chọn tự phục vụ.

Nếu bạn muốn triển khai công nghệ tự thanh toán trong cửa hàng của mình với giải pháp phần mềm thanh toán bán hàng ERP LS Central, hãy liên hệ với Naviworld. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ sẵn lòng thảo luận chi tiết với bạn về các giải pháp kinh doanh và kiến ​​trúc phần mềm.

** Hotline: 092 636 2468
** Email: info@naviworld.com.vn
** Fanpage: NaviWorldVietnam

 

Bài viết liên quan:

Bài viết nổi bật

NaviWorld Việt Nam và Microsoft ra mắt trải nghiệm khách hàng thế hệ mới thông qua công nghệ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI)

Tháng Mười Hai 12, 2023

NaviWorld Việt Nam và Microsoft ra mắt trải nghiệm khách hàng thế hệ mới thông qua công nghệ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 1...

NaviWorld ghi dấu ấn lịch sử khi là Đối tác đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đạt được Chứng nhận Chuyên môn cao cấp về các giải pháp Quản trị Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Microsoft (Microsoft Small and Midsize Business Management Specialization)

Tháng Mười 17, 2023

NaviWorld ghi dấu ấn lịch sử khi là Đối tác đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đạt được Chứng nhận Chuyên môn cao cấp về các giải pháp Quản trị Doanh ng...

NaviWorld Việt Nam: Chuỗi hành trình 7 năm liên tiếp nằm trong Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam.

Tháng Chín 22, 2023

NaviWorld Việt Nam tiếp tục nằm trong Danh sách Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số Xuất sắc Việt Nam năm 2023 Hà Nội, ngày 22/09/2023 NaviWorld Việt Nam, một công ty tiê...

Sẵn sàng một khởi đầu mới?

Chúng tôi sẵn lòng giải đáp những lợi ích mà chúng tôi có thể mang tới cho doanh nghiệp của bạn.

Bạn mong muốn được giới thiệu giải pháp?

Vui lòng cho chúng tôi biết một số thông tin để chuẩn bị buổi demo phù hợp!

    • Trang chủ
    • Bán lẻ
    • Xu hướng phát triển công nghệ phần mềm thanh toán bán hàng trong lĩnh vực bán lẻ

    Về NaviWorld Việt Nam

    NaviWorld Việt Nam là nhà cung cấp hàng đầu các giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện cho các doanh nghiệp tại Việt Nam và Đông Nam Á. Với các giải pháp chuyên ngành cho Phân phối, Bán lẻ, Dịch vụ và Sản xuất... NaviWorld mang đến cho Khách hàng của mình các giải pháp tích hợp được công nhận toàn cầu.

    Liên hệ

    Tại Hà Nội

    • Tầng 11, số 41 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm 

    • ĐT: +8424-3636 6268

    Tại Tp. Hồ Chí Minh

    • Tầng 13P, Tòa nhà 2BIS Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1
    • ĐT: +8428-3840 3177

    Và Văn phòng tại

    Yêu cầu gọi lại

      @2019 Naviworld Vietnam | Privacy Policy | Sitemap