Khám phá thư viện tài nguyên hữu ích của chúng tôi

5 lỗi cần tránh khi tích hợp nền tảng thương mại điện tử (eCommerce)

Tháng Năm 17, 2021

Cho dù doanh nghiệp bạn đã có nền tảng eCommerce hoặc đang tìm kiếm giải pháp để lập kế hoạch chiến lược kinh doanh trước khi ra mắt, việc tích hợp hệ thống bán hàng tại cửa hàng (front-end store) với hệ thống quản trị doanh nghiệp (back-end) có thể cực kỳ hữu ích. Đây thường được coi là dự án tích hợp eCommerce, hoặc sáng kiến tích hợp một giải pháp như cầu nối giữa bán hàng trực tuyến và hệ thống tài chính & tồn kho có liên quan.

Cho dù dòng sản phẩm của bạn có đặc thù như thế nào, eCommerce có thể giúp bạn đưa những mặt hàng này tiếp cận thành công thị trường toàn cầu hơn bất kỳ hình thức bán hàng nào khác. Tuy nhiên, trong khi tích hợp eCommerce với hệ thống back-end mang lại nhiều giá trị trong dài hạn, vẫn có một số trở ngại và rủi ro tiềm ẩn cần phải lưu ý.

Cùng với điều đó, hãy xem điều gì khiến quy trình độc đáo và mang lại lợi ích, cũng như một số lỗi thường gặp cần tránh trong một dự án tích hợp eCommerce.

Tích hợp eCommerce – Những điều cơ bản & ưu điểm.

Hãy tìm hiểu một số nguyên tắc cơ bản của eCommerce và quy trình có liên quan trước khi đi vào các đặc điểm cụ thể về tích hợp chức năng.

Về tổng quan, eCommerce là mô hình kinh doanh trực tuyến cho phép việc mua bán hàng hóa giữa hai bên. Khách hàng giao dịch trên các website vì nhiều lý do, bao gồm sự thuận tiện, giao hàng ở nước ngoài, thiếu một số mặt hàng nhất định tại quốc gia của họ, v.v..

Tùy vào dòng sản phẩm trên nền tảng eCommerce, cũng như khối lượng khách hàng và giao dịch mua hàng thực hiện hàng ngày, việc theo dõi kho hàng, tài chính, và kiểm soát hàng tồn kho chung có thể trở nên khó khăn. Do đó, tích hợp eCommerce phát sinh như là một công cụ cầu nối cho khoảng cách giữa cửa hàng trực tuyến và hệ thống quản lý tồn kho và tài chính back-end của doanh nghiệp. Khi các hệ thống này được liên kết thông qua một nền tảng khác, việc quản lý, kiểm soát, và cập nhật nội dung trở nên liền mạch và đơn giản cho đơn vị sở hữu website. Ngoài ra, một số lợi ích từ việc tích hợp eCommerce mang lại bao gồm:

  • Quản lý tập trung tồn kho và doanh thu, kiểm soát toàn diện các điểm bán
  • Khả năng tự động cập nhật trạng thái tồn kho
  • Tỷ suất lợi nhuận cao hơn do tự động hóa yêu cầu của khách hàng
  • Khả năng mở rộng hệ thống với các giải pháp bổ sung và mở rộng

Những lỗi tích hợp eCommerce cần tránh

#1 – Không hiểu doanh nghiệp

Xác định mục tiêu và hiểu các quy trình kinh doanh nội bộ của bạn hoạt động như thế nào là một khía cạnh quan trọng trong quá trình tích hợp. Nếu không xác định mục tiêu và tìm hiểu kiến thức về các hoạt động thực tiễn khác nhau của doanh nghiệp sẽ khiến việc lập kế hoạch và triển khai dự án tích hợp gặp nhiều khó khăn về lịch trình; cũng như ngân sách cho dự án có thể vượt mức đã dự toán mà không xác định rõ các yêu cầu tích hợp. Hơn nữa, việc do lường tỷ suất hoàn vốn (ROI – return on investment) trở nên khó khăn nếu bạn không nhận thức được kết quả đạt được.

#2 – Thiếu hoạch định nguồn lực

Nếu việc tích hợp có thể thực hiện nội bộ, cần phân bổ nguồn lực theo chiến lược hoặc tuyển dụng thêm nhân sự để tiết kiệm thời gian và tạo ra quy trình làm việc trôi chảy. Xác định xem liệu doanh nghiệp của bạn có nguồn lực kỹ thuật sẵn có và hiểu được đầu vào và đầu ra của cả hệ thống cửa hàng và hệ thống kế toán. Nếu bạn không có nguồn lực sẵn có đã qua đào tạo, việc làm việc với một đối tác tích hợp có thể cung cấp cho bạn các kỹ năng và kiến thức để triển khai thành công giải pháp.

#3 – Thiếu mục tiêu rõ ràng hoặc tiêu chí đánh giá kết quả (KPI)

Kịp thời cập nhật xu hướng ngành nghề và nhu cầu của khách hàng là một phần quan trọng trong việc thích ứng với thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, khởi đầu quá trình tích hợp eCommerce mà không có mục tiêu, KPI hoặc lý do rõ ràng để thực hiện sẽ trở nên phản tác dụng.

Để tránh điều này, bạn nên xác định các mục tiêu và lý do rõ ràng cho dự án eCommerce, xác định lịch triển khai và thời hạn hoàn thành nghiêm ngặt, cũng như một số KPI để đánh giá dự án. Điều này cho phép bạn xác định ý nghĩa và chức năng của giải pháp tích hợp thiết lập giữa các quy trình hiện tại của hệ thống back-end và front-end, tạo ra quy trình làm việc liên tục và hướng đến hiệu quả cho nhân viên quản lý, nhân viên marketing và các đại lý dịch vụ khách hàng.

#4 – Mã hàng hóa không đồng nhất

Một trong những vai trò quan trọng nhất của bất kỳ giải pháp eCommerce nào là cập nhật cho các khách hàng cá nhận về các mặt hàng có sẵn để mua hàng. Tương tự như vậy, nhân viên chịu trách nhiệm bổ sung hàng hóa mới và nhân viên quản lý tồn kho nên cùng làm việc trên cùng một giao diện về mã hàng. Mặc dù dự án tích hợp eCommerce đang thực hiện, điều vô cùng quan trọng cho cả hệ thống front-end và back-end là cùng dựa trên một cấu trúc tên gọi và mã hàng thống nhất.

Hệ thống đánh mã nên được thống nhất và vận hành theo những nguyên tắc giống nhau trước khi thực hiện tích hợp để đảm bảo tất cả thông tin là duy nhất sẽ được sử dụng cho hệ thống tương lai.

#5 – Thiếu kiểm thử

Các doanh nghiệp thường bỏ qua sự cần thiết của việc kiểm thử hệ thống tích hợp trước khi đưa vào sử dụng chính thức vì coi đó là chi phí không cần thiết. Tuy nhiên, việc kiểm thử có thể cho biết các lỗ hổng trong giải pháp tích hợp mà có thể dẫn tới các vấn đề trong dài hạn và xác nhận liệu hệ thống có đáp ứng được các yêu cầu kinh doanh.

Thông thường, một lỗi hoặc thay đổi của hệ thống có thể gây lỗi cho các phần khác. Điều này dẫn đến việc tăng chi phí mà có thể tránh được bằng cách kiểm thử hệ thống.

Kết luận

Mặc dù tích hợp eCommerce cung cấp các chức năng tự động hóa nhất định, nhưng không nên đánh giá quá cao những chức năng này. Nhân viên của bạn vẫn phải hỗ trợ khách hàng thủ công và xác định các vấn đề về hiệu suất hệ thống nếu phát sinh lỗi làm nghẽn hệ thống.

Tìm cách thức có ý nghĩa và hướng đến mục tiêu để tích hợp các quy trình eCommerce hiện có với mô hình kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp của bạn. Trước khi biết được điều đó, hiệu suất của bạn sẽ được cải thiện tới mức lưu lượng truy cập, doanh thu và truyền miệng phản ánh những nỗ lực tương ứng của bạn.

Theo Drink-IT

Sẵn sàng một khởi đầu mới?

Chúng tôi sẵn lòng giải đáp những lợi ích mà chúng tôi có thể mang tới cho doanh nghiệp của bạn.

Bạn mong muốn được giới thiệu giải pháp?

Vui lòng cho chúng tôi biết một số thông tin để chuẩn bị buổi demo phù hợp!

    Về NaviWorld Việt Nam

    NaviWorld Việt Nam là nhà cung cấp hàng đầu các giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện cho các doanh nghiệp tại Việt Nam và Đông Nam Á. Với các giải pháp chuyên ngành cho Phân phối, Bán lẻ, Dịch vụ và Sản xuất... NaviWorld mang đến cho Khách hàng của mình các giải pháp tích hợp được công nhận toàn cầu.

    Liên hệ

    Tại Hà Nội

    • Tầng 11, số 41 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm 

    • ĐT: +8424-3636 6268

    Tại Tp. Hồ Chí Minh

    • Tầng 13P, Tòa nhà 2BIS Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1
    • ĐT: +8428-3840 3177

    Và Văn phòng tại

    Yêu cầu gọi lại

      @2019 Naviworld Vietnam | Privacy Policy | Sitemap