Khám phá thư viện tài nguyên hữu ích của chúng tôi

Lựa chọn phần mềm kế toán hay giải pháp phần mềm ERP?

Ngoài yếu tố con người là trọng tâm, nền tảng cho việc vận hành kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào đều hướng tới vấn đề quy trình kinh doanh và các công nghệ để hỗ trợ quy trình đó vận hành xuyên suốt. Vậy việc đầu tư chuyển đổi một phần mềm kế toán đơn thuần hay một giải pháp quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP sẽ tối đa hóa lợi ích của doanh nghiệp trong hiện tại và cả định hướng tương lai? Những yếu tố sau đây sẽ phần nào giúp bạn cân nhắc lựa chọn để đưa ra được quyết định phù hợp nhất.

#1. Hiểu rõ doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của mình!

Trước khi bắt tay vào thực hiện các chiến lược và kế hoạch tổng quan hay chi tiết, việc đầu tiên là doanh nghiệp cần hiểu rõ hoạt động kinh doanh của mình. Việc hiểu rõ không chỉ dừng lại ở các vấn đề nội bộ như con người, sản phẩm hay quy trình, mà còn đặt doanh nghiệp trong ngữ cảnh môi trường kinh doanh. Doanh nghiệp cần trả lời được các câu hỏi về khả năng cạnh tranh của mình; xác định được đối tượng khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh; không chỉ ở hiện tại mà hướng đến tầm nhìn và các mục tiêu trung hạn và dài hạn.

#2. Phân biệt rõ khả năng đáp ứng của phần mềm kế toán thông thường và phần mềm ERP tích hợp

Phần mềm kế toán được hiểu như một ứng dụng hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ của bộ phận kế toán trong doanh nghiệp. Các phần mềm kế toán từ đơn giản đến nâng cao đều có đặc điểm chung là cung cấp các chức năng đáp ứng những chuẩn mực tài chính kế toán nhất định. Ưu điểm của chúng là tính tuân thủ các chuẩn mực từ nghiệp vụ đến biểu mẫu, báo cáo chặt chẽ do tập trung vào một phạm vi chức năng nhất định.

Tuy nhiên để các con số thực sự có ý nghĩa, phản ánh vấn đề, xu hướng và phân tích chuyên sâu hoạt động kinh doanh theo đặc thù của mỗi doanh nghiệp, thì phần mềm kế toán là chưa đủ. Do dữ liệu lưu trữ ở dạng đơn giản và phục vụ cho hoạt động của một bộ phận kế toán. Trong khi muốn phân tích toàn diện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dữ liệu cần giàu tham số hơn.

Giải pháp ERP cung cấp được các báo cáo quản trị nội bộ xuyên suốt hơn phần mềm kế toán thông thường

Khi đó một giải pháp ERP với dữ liệu chảy xuyên suốt và kết nối toàn bộ các bộ phận, nghiệp vụ và quy trình sẽ cung cấp được các báo cáo quản trị nội bộ. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh, các báo cáo thông minh như vậy có vai trò đặc biệt quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp ra quyết định và định hướng kinh doanh. Tất nhiên, doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu kinh doanh của các giải pháp quản lý kinh doanh độc lập với số liệu tài chính, kế toán. Tuy nhiên tính chính xác của dữ liệu sẽ giảm bớt và cần kiểm tra đối chiếu khi phát sinh chênh lệch số liệu từ các nguồn khác nhau.

#3. Chi phí đầu tư của doanh nghiệp cho phần mềm kế toán/ ERP

Khi xem xét chi phí đầu tư cho phần mềm quản lý, các doanh nghiệp sẽ quan tâm đến tổng chi phí bao gồm chi phí trực tiếp (mua và cài đặt) và các chi phí gián tiếp (vận hành, bảo trì và đào tạo). Rõ ràng là việc mua và sử dụng phần mềm kế toán sẽ có chi phí thấp hơn so với việc đầu tư một giải pháp ERP. Tuy nhiên nếu coi giải pháp phần mềm ERP như một khoản đầu tư hay một tài sản trong doanh nghiệp, thì chi phí này không phải là không thể xem xét.

Hơn nữa, lộ trình đầu tư cho một giải pháp ERP là linh hoạt. Đặc biệt là công nghệ đám mây giúp doanh nghiệp có thể ứng dụng giải pháp ERP với chi phí ban đầu hợp lý, mở rộng theo quy mô và mức tăng trưởng của doanh nghiệp.

#4. Tính linh hoạt và khả năng mở rộng trong lương lai cùng với sự phát triển của doanh nghiệp

Tính linh hoạt và khả năng mở rộng

Giải pháp phần mềm nào có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa, theo từng giai đoạn phát triển, đáp ứng được các chuyển đổi kinh doanh của doanh nghiệp xu hướng và theo thị trường?

Tùy thuộc vào tầm nhìn và mục tiêu, doanh nghiệp sẽ xác định được rõ nhu cầu của mình là phần mềm nào, trong giai đoạn nào và khai thác trong bao nhiêu lâu.

#5. Khả năng tích hợp của giải pháp

Các ứng dụng phần mềm là xu hướng tất yếu trong các hoạt động quản lý nhà nước và kinh doanh. Doanh nghiệp nên cân nhắc khả năng tích hợp của phần mềm kế toán hoặc phần mềm ERP sẽ lựa chọn với các ứng dụng thứ ba như các phần mềm hóa đơn, thuế, các giao dịch ngân hàng điện tử… Qua đó giúp tối ưu hoạt động vận hành của doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai.

#6. Tính bảo mật của phần mềm kế toán/ ERP

Tính bảo mật

Khi doanh nghiệp càng phát triển, số lượng nhân sự càng tăng, một yếu tố rất được quan tâm là khả năng bảo mật của phần mềm. Hãy xem xét phần mềm kế toán hoặc phần mềm ERP có cho phép phân quyền, nhận biết vai trò người dùng khi truy cập, truy vết và kiểm soát các sai sót phát sinh trong quá trình sử dụng không.

Lời kết

Để lựa chọn được giải pháp phần mềm kế toán hoặc phần mềm ERP phù hợp, doanh nghiệp cần xác định được các ưu tiên, đặt nhu cầu và định hướng kinh doanh làm trọng tâm. Nếu doanh nghiệp lựa chọn chuyển đổi và triển khai một giải pháp phần mềm Erp toàn diện, nhiều tiêu chí về một phần mềm ERP cần được xác định chi tiết hơn để đảm bảo đó sẽ là nền tảng hỗ trợ tối ưu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nếu bạn vẫn còn nhiều băn khoăn, đừng ngần ngại liên hệ với NaviWorld Việt Nam - đối tác hạng vàng của Microsoft. Các chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn giúp bạn lựa chọn được giải pháp quản lý tài chính, kinh doanh tiên tiến, được công nhận toàn cầu.

** Hotline: 092 636 2468
** Email: info@naviworld.com.vn
** Fanpage: NaviWorldVietnam

Bài viết nổi bật

NaviWorld Việt Nam và Microsoft ra mắt trải nghiệm khách hàng thế hệ mới thông qua công nghệ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI)

Tháng Mười Hai 12, 2023

NaviWorld Việt Nam và Microsoft ra mắt trải nghiệm khách hàng thế hệ mới thông qua công nghệ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 1...

NaviWorld ghi dấu ấn lịch sử khi là Đối tác đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đạt được Chứng nhận Chuyên môn cao cấp về các giải pháp Quản trị Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Microsoft (Microsoft Small and Midsize Business Management Specialization)

Tháng Mười 17, 2023

NaviWorld ghi dấu ấn lịch sử khi là Đối tác đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đạt được Chứng nhận Chuyên môn cao cấp về các giải pháp Quản trị Doanh ng...

NaviWorld Việt Nam: Chuỗi hành trình 7 năm liên tiếp nằm trong Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam.

Tháng Chín 22, 2023

NaviWorld Việt Nam tiếp tục nằm trong Danh sách Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số Xuất sắc Việt Nam năm 2023 Hà Nội, ngày 22/09/2023 NaviWorld Việt Nam, một công ty tiê...

Sẵn sàng một khởi đầu mới?

Chúng tôi sẵn lòng giải đáp những lợi ích mà chúng tôi có thể mang tới cho doanh nghiệp của bạn.

Bạn mong muốn được giới thiệu giải pháp?

Vui lòng cho chúng tôi biết một số thông tin để chuẩn bị buổi demo phù hợp!

    Về NaviWorld Việt Nam

    NaviWorld Việt Nam là nhà cung cấp hàng đầu các giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện cho các doanh nghiệp tại Việt Nam và Đông Nam Á. Với các giải pháp chuyên ngành cho Phân phối, Bán lẻ, Dịch vụ và Sản xuất... NaviWorld mang đến cho Khách hàng của mình các giải pháp tích hợp được công nhận toàn cầu.

    Liên hệ

    Tại Hà Nội

    • Tầng 11, số 41 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm 

    • ĐT: +8424-3636 6268

    Tại Tp. Hồ Chí Minh

    • Tầng 13P, Tòa nhà 2BIS Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1
    • ĐT: +8428-3840 3177

    Và Văn phòng tại

    Yêu cầu gọi lại

      @2019 Naviworld Vietnam | Privacy Policy | Sitemap